Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023: Đồng bào đắm mình trong "dòng sông" ​​​​​​​cội nguồn văn hóa

VHO - Tại Quảng trường 16.3 TP Kon Tum, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum vừa tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023, với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ”. Đây là lần đầu tiên tỉnh Kon Tum đăng cai tổ chức sự kiện có ý nghĩa chính trị, văn hóa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023: Đồng bào đắm mình trong

B trưng B Công an Tô Lâm; B trưng B VHTTDL Nguyn Văn Hùng và các đi biu tham d L khai mc Ngày hi

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo Ngày hội. Cùng tham dự Ngày hội có các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cùng đại diện các Ban, Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo 5 tỉnh trong khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt có gần 600 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên của các dân tộc thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên đã hội tụ đua tài, khoe sắc.

Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023: Đồng bào đắm mình trong

 B trưng Nguyn Văn Hùng trao C lưu nim cho các đa phương tham d Ngày hi

Sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc Ngày hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện và bền vững vùng Tây Nguyên, trong đó xác định: “Xây dựng nền văn hóa Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt giữa các dân tộc, coi đây là động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập quốc tế của vùng”.

Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh: “Đến nay, Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng đặc sắc, phong phú, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo như nhà rông, nhà dài, đàn đá, các lễ hội và kho tàng văn học dân gian với những bản trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, làn điệu dân ca đậm đà bản sắc, trong đó có Trường ca Đam San huyền thoại của đồng bào Ê Đê, các lễ hội gắn với “Không gian văn hóa Cồng chiêng” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. “Tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2030, Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I sẽ thực sự trở thành điểm hội tụ, lan tỏa, là dịp để đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, góp phần quảng bá hình ảnh con người, vẻ đẹp hùng vĩ và văn hóa dân tộc đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên huyền thoại đến bạn bè trong nước và quốc tế, mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, thu hút phát triển du lịch vùng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.

Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023: Đồng bào đắm mình trong

 Tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2030, Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I sẽ thực sự trở thành điểm hội tụ, lan tỏa, là dịp để đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, góp phần quảng bá hình ảnh con người, vẻ đẹp hùng vĩ và văn hóa dân tộc đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên huyền thoại đến bạn bè trong nước và quốc tế, mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, thu hút phát triển du lịch vùng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng.

(Bộ trưởng Bộ Công an TÔ LÂM)

 

Bộ trưởng Tô Lâm cũng ghi nhận, đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Kon Tum, Đảng bộ, chính quyền các địa phương, các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyện trong việc tổ chức Ngày hội và có những đóng góp thiết thực nhằm phát huy cao độ các giá trị văn hóa góp phần phát triển bền vững Tây Nguyên. Ông mong muốn lãnh đạo các địa phương, đồng bào tiếp tục quan tâm thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp; các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu, các di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt; phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống; tạo mọi điều kiện nâng cao mức thụ hưởng và tham gia hoạt động sáng tạo văn hóa của nhân dân; kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững. Mong rằng Tây Nguyên mãi đẹp trong tâm trí đồng bào các dân tộc Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023: Đồng bào đắm mình trong

 Đng bào các dân tc vùng Tây Nguyên đm mình trong Ngày hi VHTTDL ln th I

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, Kon Tum là tỉnh ở khu vực Bắc Tây Nguyên với nhiều tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái; có vị trí đặc biệt trong khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam. Ông bày tỏ niềm vui và chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn. “Tôi tin tưởng rằng, với sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, với tiềm năng, thế mạnh, cùng với những giá trị lan tỏa từ Ngày hội hôm nay, Kon Tum nói riêng, Tây Nguyên nói chung sẽ tiếp tục đạt nhiều thành tựu mới, cùng toàn Đảng, toàn quân và nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, Bộ trưởng Tô Lâm kỳ vọng.

Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023: Đồng bào đắm mình trong

 

Ngh nhân nhí tham gia Ngày hi

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang cho biết, việc tổ chức luân phiên Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên là một sự kiện chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc được giao lưu, trao đổi văn hóa, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần xây dựng bản làng, quê hương vùng Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh”.

Tạo mạch nguồn cảm xúc cho các nghệ nhân, diễn viên…

Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023 tại Kon Tum diễn ra từ ngày 29.11 đến hết ngày 1.12. Trong khuôn khổ Ngày hội diễn ra các hoạt động như liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; Trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; Trưng bày ảnh nghệ thuật về sắc màu văn hóa đặc sắc các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên đồng hành cùng sự phát triển của đất nước; Trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực; Triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; Hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian dân tộc; Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023: Đồng bào đắm mình trong

Tái hin mt nghi l ca đng bào các dân tc Tây Nguyên ti Ngày hi

Đây là dịp để cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên được tắm mình trong “dòng sông” văn hóa cội nguồn, để cùng khoe sắc với đại gia đình các dân tộc Việt Nam, là thông điệp trực quan nhằm vận động bà con các dân tộc trong và ngoài tỉnh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để các dân tộc của các tỉnh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy, quảng bá không gian văn hóa - lễ hội của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTTDL), Phó trưởng ban tổ chức Ngày hội cho biết, Ngày hội lần đầu tiên được tổ chức với sự tham gia của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk. Ngày hội là dịp quan trọng để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng dân tộc tham gia gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023: Đồng bào đắm mình trong

Hội thi th thao qun chúng

Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023: Đồng bào đắm mình trong

Du khách tham quan gian trưng bày

“Các hoạt động này chính là sân chơi bổ ích, lành mạnh, tạo mạch nguồn đầy cảm xúc cho các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đã gắn bó, đam mê với nghệ thuật dân gian và thể thao truyền thống dân tộc. Ban tổ chức hy vọng các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội của các đoàn sẽ tạo nên một bức tranh sinh động, rực rỡ sắc màu nhưng không kém phần tinh tế và đa dạng về toàn cảnh đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc vùng Tây Nguyên”, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc chia sẻ. Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum, Phó trưởng ban thường trực Ban tổ chức địa phương cho biết thêm, văn hóa truyền thống là hồn cốt của dân tộc, được coi như giá trị thương hiệu, vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, việc bảo tồn giá trị văn hóa không thể là “đóng gói cất kỹ”, mà phải giữ gìn, lan tỏa trong các hoạt động hằng ngày, qua đó xây dựng văn hóa và phát triển du lịch. Ngày hội góp phần tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, địa phương, thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên.

“Sự kiện Ngày hội lần này là một trong những giải pháp, nhiệm vụ góp phần phát triển du lịch. Qua đó, Kon Tum mong muốn sẽ là nơi kết nối và hội tụ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, hướng tới mục tiêu thúc đẩy liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trên cả nước, thúc đẩy hội nhập quốc tế. Tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng”, Giám đốc Sở VHTTDL Kon Tum cho hay. 

Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023: Đồng bào đắm mình trong

Bản thân tôi và đội cồng chiêng xoang người Ba Na rất vinh dự được tham gia Ngày hội lần đầu tiên tổ chức tại Kon Tum. Càng vinh dự hơn khi tôi được đích thân Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an ghé thăm, động viên. Đây là một niềm động viên, khích lệ rất lớn đối với chúng tôi, nó tiếp thêm động lực để chúng tôi nỗ lực hơn nữa trong công tác bảo tồn, giữ gìn, truyền dạy những giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Tôi mong muốn Đảng và Nhà nước sẽ tổ chức nhiều hơn nữa những Ngày hội, Hội thi mang tính khu vực như thế này để các nghệ nhân có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường đại đoàn kết các dân tộc ở vùng Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung.

(Nghệ nhân Ưu tú A BIU, dân tộc Ba Na đến từ TP Kon Tum, Kon Tum)

Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023: Đồng bào đắm mình trong

 Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp ở tỉnh Lâm Đồng, những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc K’Ho của chúng tôi không ngừng được bảo tồn và phát huy. Không những vậy, qua những Ngày hội lần này được tổ chức với quy mô như thế sẽ giúp đồng bào chúng tôi lan toả giá trị, giao lưu, học hỏi, trao đổi lẫn nhau. Qua đó sẽ góp phần thúc đẩy ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình đến với từng hộ dân, cộng đồng dân cư.

(Nghệ nhân K’ THẾ, dân tộc K’Ho đến từ huyện Lâm Hà, Lâm Đồng)

 

NGỌC HÒA; ảnh: TRẦN HUẤN

 

Ý kiến bạn đọc